Năm học 2022 - 2023, lớp 10 cấp THPT thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới), bắt đầu giai đoạn “giáo dục định hướng nghề nghiệp”.
Năm học 2022 - 2023, lớp 10 cấp THPT thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới), bắt đầu giai đoạn “giáo dục định hướng nghề nghiệp”.
Căn cứ Điều 5 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, nội dung sách giáo khoa lớp 10 chương trình mới phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
- Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng.
- Các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
- Những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lý.
Lưu ý: sách giáo khoa tại mỗi địa phương sẽ được các trường lựa chọn (từ danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định chọn sách giáo khoa sử dụng trong địa bàn nên học sinh các địa phương trên cả nước có thể được học bộ sách giáo khoa môn toán khác nhau.
Hiện nay có 3 bộ sách giáo khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống; Cánh diều; Chân trời sáng tạo.
Việc dạy học thay đổi theo hướng tự chọn nên theo tôi việc tuyển sinh vào lớp 10 từ năm học tới trở đi và tuyển sinh vào đại học sau 3 năm nữa buộc phải thay đổi phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt ở THPT.
Vậy thì tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022 - 2023 nên có bao nhiêu môn thi và cụ thể những môn thi nào?
Theo quy định, học sinh lớp 10 năm tới có thể không lựa chọn học 4 trong 6 môn lịch sử, địa lý, kinh tế và pháp luật, vật lý, hóa học, sinh học. Vì vậy, kỳ thi vào lớp 10 sắp tới có nên chọn các môn này không?
Ví dụ, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021 - 2022, Hà Nội quy định thi 4 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc là: ngữ văn, toán và ngoại ngữ; môn thứ tư là một trong 6 môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, vật lý, hóa học, sinh học.
Môn thi thứ tư công bố vào thời điểm tháng 3 hàng năm, năm 2021 vừa qua môn thứ tư là môn lịch sử, được Sở GD-ĐT cho biết lựa chọn ngẫu nhiên.
Từ đầu năm học đến nay, do dịch bệnh nên hầu hết học sinh các cấp ở Hà Nội đều học theo hình thức trực tuyến, vì thực tế này, nhiều ý kiến đề nghị Hà Nội nên bỏ môn thi thứ tư hoặc công bố sớm môn thi này để giảm áp lực cho học sinh và các nhà trường.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, nếu không có lý do vì dịch bệnh, câu hỏi đặt ra là cách thức lựa chọn và công bố môn thi thứ tư như Hà Nội đang áp dụng có còn phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới?
Từ cấp quốc gia đến các cơ sở giáo dục đang tích cực chuẩn bị cho một giai đoạn đặc thù, cuối bậc phổ thông: giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Do vậy, tư duy và hành động cần phải thay đổi căn bản, từ cách thức tuyển sinh cho đến quá trình tổ chức dạy học ở cấp THPT.
(LĐTĐ) Việc Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết Quy định mức tiền thưởng đối với học sinh của thành phố Hà Nội đạt thành tích cao trong các cuộc thi, kỳ thi trong nước, quốc tế và giáo viên có thành tích đào tạo, bồi dưỡng học sinh đoạt giải cấp quốc gia, khu vực, quốc tế và giải Nhất cấp Thành phố được coi là “cú hích” đối với giáo viên, học sinh Hà Nội trong dạy, học, đặc biệt là thi đua đạt thành tích cao tại các kỳ thi.
(LĐTĐ) Đại diện học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024, 6 học sinh Hà Nội đều đoạt Huy chương với 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo các Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT, Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
(LĐTĐ) Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 285-KH/TU triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Có thể nói, nhà trường không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là xã hội thu nhỏ. Nơi đây, học sinh được thầy cô rèn luyện nhiều kỹ năng sống, chuẩn bị hành trang tốt nhất sẵn sàng bước vào cuộc sống. Để môi trường học đường thực sự trở thành “ngôi nhà chung” lành mạnh, việc trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về pháp luật là cần thiết. Thời gian qua, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các em học sinh. Việc học sinh được trang bị kiến thức và tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ góp phần kiến tạo môi trường học đường lành mạnh.
(LĐTĐ) Ngày 9/12, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bắc Từ Liêm tổng kết "Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tiểu học quận Bắc Từ Liêm, năm học 2024 - 2025" và khen thưởng 87 giáo viên đạt giải tại hội thi.
Năm 2024 là năm thứ 8 Hà Nội tổ chức trao Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo. Không chỉ là dịp ghi nhận đóng góp, cống hiến của các thầy, cô giáo cho sự nghiệp giáo dục, giải thưởng còn là cách làm sáng tạo, độc đáo của Hà Nội nhằm động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện các giải pháp đổi mới nâng cao hiệu quả nhiệm vụ được giao, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
(LĐTĐ) Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 7/12, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã làm rõ những vấn đề liên quan đến Dự thảo Quy chế chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo đang nhận được sự quan tâm của dư luận.
(LĐTĐ) Với mục tiêu nhận định được thực trạng phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) cho thuê hiện nay, đề xuất những cơ chế quản lý phù hợp, áp dụng cho đại đa số tầng lớp người dân có nhu cầu thực về NƠXH, sáng 6/12, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp (IVES) tổ chức hội thảo “Đổi mới cơ chế quản lý để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho thuê”.
(LĐTĐ) Đêm chung kết Cuộc thi Đại sứ Văn hóa Đọc sinh viên Kiểm sát 2024 đã khép lại với những màn tranh tài ấn tượng, tôn vinh tinh thần yêu sách và khát vọng lan tỏa tri thức của thế hệ trẻ. Báo Lao động Thủ đô là nhà bảo trợ truyền thông chính thức của cuộc thi.