Trong kỳ thi tiếng Hàn của Chương trình EPS đợt 1 năm 2023, có hơn 23.000 thí sinh đăng ký dự thi - Ảnh: HÀ QUÂN
Trong kỳ thi tiếng Hàn của Chương trình EPS đợt 1 năm 2023, có hơn 23.000 thí sinh đăng ký dự thi - Ảnh: HÀ QUÂN
Theo danh sách của Cục Quản lý lao động (Bộ LĐTBXH), hiện có tới 15 địa phương có số lao động bỏ trốn nhiều tại Hàn Quốc và Bộ đang nghĩ đến phương án cấm xuất khẩu lao động đối với những địa phương nói trên.
Còn 15.000 lao động bất hợp pháp
Còn không đầy 1 tháng nữa, hiệp định lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hết hiệu lực (tháng 4.2016). Thế nhưng, tới giờ mọi nỗ lực giảm tỉ lệ lao động bỏ trốn của Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc vẫn không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại đây vẫn ở mức cao ngất ngưởng, trên 15.000 lao động (chiếm 32%), cao nhất trong số các quốc gia có lao động phái cử sang Hàn Quốc. Đây là nguyên nhân khiến Hàn Quốc tạm dừng tiếp nhận lao động mới với Việt Nam từ năm 2012 và có khoảng 40.000 lao động của Việt Nam đã mất cơ hội sang làm việc tại thị trường này.
Lao động làm bài kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính.
Theo danh sách của Cục Quản lý lao động (Bộ LĐTBXH), hiện có tới 15 địa phương có số lao động bỏ trốn nhiều tại Hàn Quốc. Theo đó, dẫn đầu là Nghệ An với hơn 1.450 người, Hà Nội 940, Hải Dương 850, Thanh Hóa 820 người... Địa phương thấp nhất là Hải Phòng, với 245 người.
Cục Quản lý lao động đã gửi công văn, yêu cầu các tỉnh thành tuyên truyền, vận động người lao động đang cư trú bất hợp pháp nhanh chóng về nước.
Trước đó, đầu tháng 12.2015, trong buổi họp về xuất khẩu lao động, ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - cho biết, Bộ đã đề xuất Chính phủ “mạnh tay” trong việc yêu cầu các địa phương tham gia tuyên truyền vận động lao động về nước.
“Theo đó, những tỉnh, thành có đông lao động bất hợp pháp sẽ không tham gia chương trình nếu nối lại thỏa thuận. Hoặc các tỉnh có thể tham gia, nhưng huyện nào có đông lao động ở lại bất hợp pháp thì không được đi nữa” - ông Diệp nêu ý kiến.
Ông Nguyễn Quang Huy - Phó giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Thanh Hóa - khẳng định: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ dự thảo của Bộ LĐTBXH trong việc tạm ngưng cho xuất khẩu lao động với những huyện hoặc tỉnh có tỉ lệ lao động bỏ trốn cao. Từ đó có thể gây áp lực xã hội buộc lao động và gia đình lao động phải vận động con em về nước và tuân thủ các điều kiện trước khi đi xuất khẩu lao động”.
Theo ông Huy, mặc dù tỉnh đã liên tục tổ chức tuyên truyền vận động người thân của các lao động, nhằm động viên lao động hết hạn về nước, nhưng vẫn không hiệu quả.
Sở LĐTBXH đã tiếp nhận và gửi đi gần 60 biên bản xử phạt tới gia đình có lao động bỏ trốn, không về nước đúng hạn, nhưng tới nay vẫn không thu được một đồng tiền xử phạt nào. Lý do là bởi gia đình viện cớ không nhận được tiền lao động gửi, hoặc kêu hoàn cảnh gia đình nghèo khổ.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước - cho biết: “15 địa phương trên được nêu chiếm đến 85% lao động bất hợp pháp của Việt Nam tại Hàn Quốc. Trong số 15 nước phái cử lao động làm việc tại đây, Việt Nam đang dẫn đầu về tỉ lệ bỏ trốn với trên 32%, các nước bình quân 15-17%”.
Hiện, phía Hàn Quốc yêu cầu Việt Nam có biện pháp để giảm tỉ lệ lao động bỏ trốn xuống dưới 30%, về lâu dài bằng các nước ở xung quanh. Tháng 4.2016, hiệp định lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hết hiệu lực. Đây là điều kiện quan trọng để tiến tới ký Biên bản ghi nhớ bình thường về hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Hiện tại, Cục Quản lý lao động đang thực hiện các bước rà soát về số liệu cũng như kết quả thực hiện nhiều giải pháp chống lao động bỏ trốn để tiến tới làm việc và đàm phán với phía bạn. Tuy nhiên, nếu không giảm được tỉ lệ lao động bỏ trốn thì sẽ rất khó để nước bạn ký tiếp hiệp định.
Trước đó, cuối năm 2013, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp giảm lao động bỏ trốn. Ví dụ như, tháng 11.2013, ban hành chính sách ký quỹ 100 triệu đồng với lao động đi xuất khẩu lao động ở các thị trường mới. Ngoài ra, Chính phủ cũng ban hành Nghị định xử phạt hành chính 80-100 triệu đồng đối với lao động vi phạm không về nước, đã áp dụng đối với 15.000 lao động hết hạn không về nước đúng thời hạn. Mới đây, Chính phủ ban hành tiếp Nghị quyết 62 nêu rõ lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước từ ngày 1.9 đến 31.12.2015 sẽ không bị phạt tiền.
Theo khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài theo hợp đồng có nghĩa vụ trở về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề. Nghiêm cấm tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng.
Do đó, sau khi hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc, người lao động Việt Nam cần phải trở về nước.
Theo pháp luật Hàn Quốc, trường hợp lao động cư trú bất hợp pháp tại đây có thể bị phạt tù đến 03 năm, phạt tiền lên đến 30 triệu won (tương đương hơn 500 triệu đồng), sau đó bị trục xuất về nước và hạn chế nhập cảnh vào Hàn Quốc.
Sau khi trở về Việt Nam, người lao động tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng đào tạo mà không phải do bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn bị phạt hành chính từ 80 đến 100 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 46 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Việc người lao động tự ý ở lại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng hoặc cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc không chỉ đem đến nguy cơ cho bản thân người lao động mà còn ảnh hưởng đến việc hợp tác chung của giữa Việt Nam - Hàn Quốc trong vấn đề xuất khẩu lao động.
Hiện nay, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành liên tục tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng thời hạn hợp đồng và lao động đang cư trú bất hợp pháp về nước để tránh tình trạng bị địa phương bị đưa vào danh sách cấm xuất khẩu lao động tại nước ngoài.
Bởi việc áp dụng biện pháp tạm dừng tuyển chọn tại các địa phương được xác định dựa trên tỷ lệ và số lượng lao động của các địa phương cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Trên đây là danh sách những tỉnh bị cấm XKLĐ Hàn Quốc 2023 và mức phạt nếu cố tình ở lại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.
Có tất cả hơn 8.600 thí sinh tham dự ở các ngành gồm nông nghiệp, ngư nghiệp và xây dựng. Trong đó, Thanh Hóa là địa phương có số thí sinh dự thi đông nhất với trên 1.900 người, tiếp sau là Nghệ An hơn 1.500 người, Hà Tĩnh trên 1.400…
Trung tâm Lao động ngoài nước lưu ý người lao động dự thi tiếng Hàn trên máy tính, hình thức trắc nghiệm và chấm thi trên phần mềm tự động.
Các cán bộ quản lý, vận hành, giám thị, kiểm tra tay nghề do Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) phụ trách. Còn Colab sẽ đảm nhiệm khâu chụp ảnh, thu thập dấu vân tay của người dự thi.
Năm 2024, Hàn Quốc dành 15.374 chỉ tiêu cho lao động Việt Nam. Trong đó, sản xuất chế tạo 11.246 người, xây dựng 200 người, nông nghiệp 895 người, ngư nghiệp 3.033 người.
Trung tâm Lao động ngoài nước kiểm tra thí sinh thi tiếng Hàn có mang thiết bị điện tử, máy thu phát sóng vào phòng thi hay không - Ảnh: HÀ QUÂN