Copyright © 2020 123DOC. Designed by 123DOC
Copyright © 2020 123DOC. Designed by 123DOC
Năm 2018, dân số Nhật Bản là 126.2 triệu người. Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới, đứng sau Mỹ và Trung Quốc. GDP của Nhật là 4.87 nghìn tỷ USD, bình quân GDP đầu người là 42.800 USD trong năm 2017. Nền kinh tế Nhật đang trải qua thời kỳ tăng trưởng từ năm 2012, với tỉ lệ thất nghiệp thấp và tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao.
Dân số Nhật Bản tập trung ở các vùng ven biển. Hầu hết dân số sống ở thành thị, chủ yếu là Tokyo (37.5 triệu người), Osaka (19.3 triệu người), và Nagoya (9.5 triệu người). Phần đông khách du lịch Nhật (chiếm 52%) đến từ 5 tỉnh sau:
Người Nhật đi du lịch trong nước là chủ yếu, với chỉ 14% trong tổng số các chuyến đi là du lịch nước ngoài trong năm 2017. Số lượng các chuyến du lịch nước ngoài đã giảm 9% trong các năm từ 2012 đến 2015, nhưng đã tăng đều trở lại từ năm 2016
Rất nhiều công ty lữ hành tập trung phục vụ phân khúc lớn tuổi của thị trường Nhật, vì họ có nhiều thời gian và tiền bạc để du lịch hơn. Tuy khách du lịch lớn tuổi vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường du lịch nước ngoài, phân khúc này không có sự phát triển trong những năm gần đây. Thế hệ trẻ (trong nhóm 20 – 30 tuổi), đặc biệt là phụ nữ, nằm trong phân khúc nhỏ hơn, nhưng lại đang tăng trưởng rất nhanh
Sau đây là bảng phân tích dân số theo độ tuổi
Với thị trường Nhật Bản, hầu hết các chuyến du lịch nước ngoài đều đến các nước trong khu vực Châu Á. Tuy nhiên, nước Mỹ lại là điểm đến phổ biến nhất đối với người Nhật, với 22% khách du lịch Nhật chọn Mỹ là nơi du lịch. Điểm thú vị là 45% du khách Nhật đến Mỹ chọn Hawaii là điểm nghỉ dưỡng. 5 điểm đến quốc tế phổ biến nhất với du khách Nhật là
Khi thực hiện hoạt động marketing điểm đến cho du khách Nhật, cần chú ý rằng nội dung dành cho thị trường này nên được phát triển một cách cụ thể chứ không chỉ dịch ra từ các tài liệu có sẵn. Du khách Nhật rất coi trọng việc những công ty lữ hành và du lịch tìm hiểu về văn hoá của người Nhật, và cam kết chất lượng xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra.
Khách du lịch Nhật sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau để lên kế hoạch du lịch. Internet, các trang web tìm kiếm, website công ty lữ hành, và tạp chí du lịch là những nguồn thông tin có ảnh hưởng lớn nhất đến người Nhật khi họ lên kế hoạch và đặt chuyến đi. Thế hệ trẻ thường sử dụng smartphone trong tất cả các bước của chuyến du lịch, trong khi thế hệ lớn tuổi hơn thường dùng máy tính xách tay hoặc để bàn khi tìm kiếm cảm hứng, thông tin và đặt chuyến đi, nhưng lại chuyển sang dùng smartphone trong suốt chuyến đi
7 trên 10 người sử dụng internet ở Nhật có thói quen dùng mạng xã hội thường xuyên Các trang mạng xã hội phổ biến nhất bao gồm:
Các trang mạng xã hội có ảnh hưởng khác nhau tuỳ vào từng lứa tuổi. Giới trẻ thường dựa vào mạng xã hội khi quyết định đi du lịch, trong khi nhóm tuổi trên 35 không có thói quen này. Theo báo cáo của Expedia, các lứa tuổi khác nhau cũng sử dụng những mạng xã hội khác nhau khi lên kế hoạch. Nhóm tuổi 18-23 và 24-35 sử dụng LINE (34%, 21%), Instagram (33%; 24%), and Facebook (22%; 26%). Mặc dù mạng xã hội thường được sử dụng với mục đích tìm kiếm cảm hứng cho chuyến đi, những du khách độc lập trực tiếp đặt chuyến đi qua mạng xã hội nhiều hơn trong những năm gần đây.
Du lịch độc lập là xu hướng đang phát triển nhanh ở Nhật, khi ngày càng ít người chọn du lịch theo tour. Hơn một nửa các chuyến du lịch nước ngoài là du lịch tự túc, vì người Nhật muốn có lịch trình linh hoạt và đi theo nhóm nhỏ hơn. Khách du lịch theo xu hướng này thường xuyên sử dụng mạng xã hội để tìm cảm hứng chuyến đi.
Cơ quan phát triển du lịch tại những điểm đến phổ biến nhất đối với người Nhật đều đã có website nội dung tiếng Nhật. Những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với du lịch Việt Nam trong khu vực cũng cung cấp nội dung dành riêng cho người Nhật trên website chính thức của mình. Hơn thế nữa, nội dung trên những website này còn được thiết kế theo đúng nhu cầu và thị hiếu của thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, Việt Nam, Cambodia, Myanmar và Lào hiện chưa thực hiện được việc này.
Các chuyên gia đồng ý rằng an toàn và an ninh là yêu cầu chính đối với du khách Nhật. Người Nhật đặc biệt lo lắng về thảm hoạ tự nhiên, bệnh tật và khủng bố. Đây là có thể là cơ hội cho Việt Nam trở thành điểm đến thay thế cho Indonesia vì Việt Nam không có nhiều thảm hoạ tự nhiên. Để đảm bảo có được trải nghiệm an toàn và vui vẻ trong suốt chuyến đi, du khách Nhật luôn làm theo những nội dung rất chi tiết (kèm hình ảnh và hướng dẫn cụ thể) từ các tạp chí, sách hướng dẫn và website du lịch
Du khách Nhật đi du lịch để nghỉ ngơi, giảm stress và tạm thời rời xa cuộc sống thường ngày. Khi đi du lịch, họ muốn tìm hiểu những điều mới, nhưng trong phạm vi an toàn. Các công ty lữ hành Nhật vì vậy thường thiết kế những tour du lịch nước ngoài có chất lượng cao và có hướng dẫn viên nói tiếng Nhật để giúp khách hàng bớt lo lắng trong chuyến đi. Vì người Nhật chỉ đi nghỉ ngắn ngày, họ có động lực chọn những điểm đến mới lạ, nơi họ có thể khám phá nhiều trải nghiệm và điểm du lịch khác nhau Họ thích có cơ hội trải nghiệm cả những thành thị sôi động và phong cảnh thiên nhiên đẹp trong chuyến đi
Khi đi du lịch độc lập, du khách Nhật nghe theo lời khuyên của các chuyên gia khi chọn chỗ ở và chỗ ăn uống. Một khảo sát thực hiện năm 2018 của Expedia cho biết khách du lịch Nhật thường book các khách sạn thuộc tập đoàn lớn, hơn là những lựa chọn khác như resort, homestay và tàu du lịch biển
Khách du lịch Nhật hay lo lắng rằng họ sẽ không ăn được đồ ăn địa phương khi đi du lịch. Trong thông tin quảng bá du lịch, cần nhấn mạnh rằng ẩm thực địa phương có sự đồng điệu với ẩm thực Nhật Bản. Những món ăn tốt cho sức khoẻ, tươi ngon và đại diện cho văn hoá độc đáo của các điểm đến được người Nhật rất yêu thích. Những đặc sản được gói ghém đẹp và để được lâu sẽ được người Nhật mua nhiều để làm quà (theo văn hoá ‘omiyage’) cho bạn bè và người thân.
Du khách Nhật luôn tìm kiếm sự thuận tiện. Họ chọn các chuyến đi ngắn ngày, những điểm đến có thời gian bay ngắn và nhiều chuyến bay thẳng. Công nhân viên chức tại Nhật có từ 10 đến 20 ngày nghỉ có phép mỗi năm Tuy vậy, họ không hay dùng hết ngày phép, mà kết hợp nghỉ cùng ngày lễ hoặc cuối tuần khi đi du lịch nước ngoài. Ở Nhật, trung bình một chuyến du lịch nước ngoài sẽ kéo dài từ 4 đến 7 ngày
Số liệu các chuyến du lịch nước ngoài theo tháng cho thấy tháng 8 và tháng 3 là thời điểm hầu hết người Nhật đi du lịch. Tháng 4 đến tháng 7 là thời gian thấp điểm nhất. Các chuyến du lịch nước ngoài đã tăng nhẹ từ năm 2016 đến 2018, nhưng xu hướng về thời gian du lịch vẫn giữ nguyên
Những kỳ nghỉ lễ lớn tại Nhật cũng trùng vào tháng cao điểm du lịch, nhưng hầu hết người Nhật chỉ đi du lịch trong nước trong những ngày này. Tuần Lễ Vàng (Golden Week) (cuối tháng 4/đầu tháng 5) và kỳ nghỉ mùa đông là hai thời điểm phổ biến để du lịch trong nước. Tháng 4, 5 và 12 là những tháng thấp điểm cho du lịch nước ngoài. Lễ Obon (ngày 15 tháng 8 hàng năm) trùng với mùa cao điểm du lịch nước ngoài. Số liệu cũng cho thấy người Nhật đi du lịch nước ngoài nhiều hơn khi học sinh nghỉ hè và nghỉ xuân Những kỳ nghỉ này có thể là yếu tố thúc đẩy nhiều người Nhật trẻ tuổi đi du lịch.