Tạp chí điện tử Tài chính doanh nghiệp
Tạp chí điện tử Tài chính doanh nghiệp
Từ ngày 30 tháng 6 năm 2021, tất cả hàng hóa là thực phẩm phải được nhập khẩu bởi một nhà nhập khẩu đã đăng ký với Bộ Các ngành cơ bản (MPI) của New Zealand. Các nhà nhập khẩu chưa đăng ký sẽ không thể nhập khẩu vào New Zealand cho đến khi có được chứng nhận đăng ký nhà nhập khẩuNgoài ra, ngày 17 tháng 12 năm 2021, MPI ban hành bộ tiêu chuẩn về sức khỏe nhập khẩu đối với hàng nông sản nhập khẩu vào New Zealand có hiệu lực từ này 10 tháng 01 năm 2022, những quy định chi tiết về lấy mẫu, kiểm tra trước khi xuất khẩu, bao bì, giấy chứng nhận, v.v để được thông quan cho trái cây tươi và rau quả nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người tiêu dùng.
Ngành dịch vụ logistics đóng góp không nhỏ trong việc đạt được các kết quả quan trong xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn cố gắng duy trì được chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp logistics đã phối hợp, chia sẻ với các doanh nghiệp sản xuất tìm ra các giải pháp, chiến lược tối ưu trong hoạt động logistics, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển.Hiện nay, nhiều cơ sở hạ tầng, trung tâm logistics hiện đại, dịch vụ vận tải, kho bãi, và giao nhận cũng đã được đầu tư, xây dựng, áp dụng những công nghệ tiên tiến, góp phần vào việc tháo gỡ, vận chuyển và lưu thông hàng hóa được thông suốt. Với vị trí địa lý đặc biệt, nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu rất mạnh, Việt Nam được đánh giá là có thế mạnh về địa kinh tế rất thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, xuất nhập khẩu và dịch vụ logistics.Chi tiết Báo cáo xuất nhập khẩu 2021.
“Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam” là ấn phẩm thường niên được Bộ Công Thương phát hành với mong muốn cung cấp bức tranh tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm.
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2021 gồm 6 chương:
Chương II: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng
Chương III: Nhập khẩu các nhóm hàng
Chương IV: Thị trường xuất nhập khẩu
Chương V: Quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu đạt tăng trưởng ở mức cao dù nền kinh tế đối diện với nhiều khó khăn
Năm 2021, dù đối diện và chịu ảnh hưởng bởi đợt dịch nặng nề nhất từ khi khởi phát, sản xuất, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, hoạt động xuất khẩu vẫn đạt tăng trưởng ấn tượng so với năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2021 đạt 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước. Trong đó, cả khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đều tăng cao so với năm trước, lần lượt đạt 245,2 tỷ USD, tăng 20% và 91,1 tỷ USD, tăng 16,5%.
Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch tích cực và diện mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục là động lực cho tăng trưởng chung của xuất khẩu. Tỷ trọng trong tổng kim ngạch của nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản và nông, thủy sản giảm.
– Nhóm hàng nông sản, thủy sản: Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 28,04 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020, chiếm 8,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trừ mặt hàng chè, các mặt hàng khác đều tăng so với năm trước; trong đó, xuất khẩu thủy sản đạt 8,9 tỷ USD, tăng 5,6%, xuất khẩu rau quả đạt 3,6 tỷ USD, tăng 8,6%, xuất khẩu gạo đạt 3,3 tỷ USD, tăng 5,3%, xuất khẩu cao su tăng 37,5%, đạt 3,3 tỷ USD. Điểm tích cực là giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng nông, thủy sản đều ghi nhận tăng so với năm trước.
– Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản: Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 3,67 tỷ USD, tăng 27,4% so với năm 2020, chiếm 1,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
– Nhóm hàng công nghiệp chế biến: Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 290 tỷ USD, tăng 20,4% so với năm 2020, chiếm 86,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng có đóng góp lớn vào mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu là điện thoại các loại và linh kiện đạt 57,5 tỷ USD (tăng 12,4%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 50,8 tỷ USD (tăng 14%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 38,3 tỷ USD (tăng 41%); sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ đạt 2,85 tỷ USD (tăng 13,8%); sắt thép các loại đạt 11,8 tỷ USD, tăng 124%. Đặc biệt dệt may và da giày, 2 nhóm hàng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 trong năm 2020 đã có sự phục hồi, xuất khẩu đạt 32,8 tỷ USD và 17,8 tỷ USD, tăng lần lượt 9,9% và 5,7% so với năm trước.
– Năm 2021, có 35 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 3 mặt hàng so với năm 2020.
Cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp
Từ quý II/2021, cán cân thương mại sau một thời gian dài duy trì xuất siêu đã chuyển sang nhập siêu do dịch Covid-19 tác động mạnh lên hoạt động sản xuất, xuất khẩu ở khu vực phía Nam.
Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” được coi như là cú hích cho sản xuất, xuất khẩu phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Các rào cản được tháo gỡ nên từ tháng 10, xuất khẩu liên tục tăng mạnh, tháng sau cao hơn nhiều so với tháng trước. Xuất khẩu đạt mức cao nhất ghi nhận trong một tháng vào tháng 12 với kim ngạch 34,6 tỷ USD. Cán cân thương mại vì vậy chuyển từ nhập siêu 2,55 tỷ USD thời điểm cuối quý III sang xuất siêu 4,1 tỷ USD thời điểm cuối năm.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Năm 2021 đã có 33 thị trường xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD (tăng 2 thị trường so với năm 2020), 5 thị trường trên 10 tỷ USD, 11 thị trường trên 5 tỷ USD (tăng 3 thị trường so với năm 2020).
– Công tác đàm phán mở cửa thị trường, tham gia các FTA được chú trọng. Trong năm qua, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), đưa vào thực thi chính thức Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA).
– Công tác triển khai thực thi các FTA đạt hiệu quả tốt.
Với CPTPP, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường thành viên chưa có FTA trước đó với Việt Nam tăng trưởng dương như xuất khẩu sang Canada đạt 5,3 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm trước; sang Mexico đạt 4,6 tỷ USD, tăng 44,5%; sang Peru đạt 560 triệu USD, tăng 84,4%.
Thực thi EVFTA đạt kết quả tích cực. Xuất khẩu sang thị trường EU năm 2021 đạt 40,1 tỷ USD, tăng 14,2% so với năm trước. Trong năm 2021, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyền cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp 208.653 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 8,1 tỷ USD đi 27 nước EU.
Xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh ghi nhận mức tăng 16,4%, đạt 5,8 tỷ USD. Năm 2021, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyền cấp C/O mẫu EUR.1 (UKVFTA) đã cấp 25.519 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 992 triệu USD.
Nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước
Kim ngạch nhập khẩu năm 2021 đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020. Nhập khẩu đáp ứng nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất của doanh nghiệp, không có tình trạng thiếu hụt hay đứt gãy nguồn cung.
Nhóm hàng cần nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao, đạt 294,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 88,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Thứ nhất, mức thâm hụt hoặc thặng dư thương mại đối với một số thị trường, khu vực thị trường tiếp tục ở mức cao có khả năng gây ảnh hưởng trước tình hình bền vững của hoạt động xuất nhập khẩu.
Năm 2021, thặng dư thương mại với Hoa Kỳ là 81 tỷ USD, tăng 27,9% so với mức 63,4 tỷ USD năm 2020. Trong khi đó; thâm hụt thương mại với Trung Quốc năm 2021 là 53,9 tỷ USD, tăng 52,7% so với mức 35,3 tỷ USD năm 2020 và với ASEAN là 12,3 tỷ USD, tăng 66,8% so với mức 7,4 tỷ USD năm 2020.
Thứ hai, tăng trưởng xuất khẩu một số ngành hàng chủ yếu dựa trên tăng về số lượng và ở một số thời điểm là tăng về giá do nguồn cung trên thị trường khan hiếm.
Thứ ba, hàng hoá xuất khẩu có thời điểm xuất hiện tình trạng ùn tắc ở cửa khẩu, cảng biển, đặc biệt là từ thời điểm cuối tháng 12/2021, khi đợt dịch thứ 4 lan rộng tại miền Bắc và nhất là từ khi Trung Quốc cũng bắt đầu phát hiện các ca mắc Covid-19 tại khu vực biên giới.
Các bạn có thể xem chi tiết báo cáo TẠI ĐÂY
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021, một trong những cẩm nang hữu ích cho doanh nghiệp đã được Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương công bố sáng 28/4 tại Hà Nội
Trong khuôn khổ Hội thảo Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics sáng ngày 28/4, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) đã công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2021. Đây là lần thứ 6, Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam được Bộ Công thương xuất bản.
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam là tài liệu chính thức của Bộ Công thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu cùng những phân tích và dự báo cho thời kỳ tiếp theo.
Sau 6 năm xuất bản, Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam đã trở thành kho thông tin hữu ích cho doanh nghiệp, cung cấp những thông tin chính thống về hoạt động xuất nhập khẩu như thị trường, mặt hàng, các hiệp định thương mại tự do, kết quả thực thi các FTA, các FTA đang đàm phán,… giúp doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia có được một nguồn thông tin hữu ích phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của mình.
Năm 2021 được đánh giá là một năm rất nhiều khó khăn cho nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng bởi những tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19.
Sự xuất hiện biến thể mới có tốc độ lây lan nhanh khiến dịch bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, giai đoạn tháng 8-9 có thể coi là đỉnh dịch với số lượng ca nhiễm lớn, các biện pháp chống dịch phải thực hiện ở mức cao nhất.
Đợt dịch lây lan diện rộng ở các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp của cả nước như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai,... khiến các doanh nghiệp phải dừng sản xuất hoặc tổ chức sản xuất tại chỗ làm ảnh hưởng đến nguồn hàng xuất khẩu.
Chi phí vận tải kho bãi tiếp tục ở mức cao, tình trạng thiếu hụt vỏ container có hạ nhiệt, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, giá cả nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới ở mức cao (xăng dầu, sắt thép, nhựa, phân bón, thức ăn chăn nuôi...), ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và xuất khẩu.
Tuy nhiên, Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã được coi như cú hích cho sản xuất, xuất khẩu phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Các rào cản được tháo gỡ nên từ tháng 10, xuất khẩu liên tục tăng mạnh, tháng sau cao hơn nhiều so với tháng trước.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã thích ứng nhanh, linh hoạt trong đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu, tận dụng đà phục hồi của các thị trường trọng điểm, khai thác tương đối hiệu quả các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA mang lại để tăng trưởng xuất khẩu.
Hoạt động sản xuất, xuất khẩu cũng đã nhanh chóng được phục hồi trong quý IV, góp phần tăng trưởng mạnh mẽ xuất khẩu, đưa cán cân thương mại từ nhập siêu chuyển sang xuất siêu. Nhờ đó, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, trở thành điểm sáng của nền kinh tế, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế; trong đó xuất khẩu tăng 19%, nhập khẩu tăng 26,5%.
Kết thúc năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực khi nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục tăng cao; tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản và nông, thủy sản giảm.
Những kết quả đạt được trong năm 2021 chứng tỏ sức chống chịu của hoạt động xuất nhập khẩu trước những tác động tiêu cực, toàn diện mà dịch Covid-19 gây ra là vô cùng ấn tượng. Đây là nền tảng vững chắc để hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục phát huy trong những năm tới.
Hoạt động ngoại thương đóng vai trò quan trọng nền kinh tế nước ta những năm qua. Do đó, những thông tin rõ ràng, có hệ thống và minh bạch là vấn đề được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách rất quan tâm và được đặt ra trong những năm gần đây. Việc công bố thông tin kịp thời và đáng tin cậy cho phép những người sử dụng thông tin đó có thể dự báo, đánh giá về tình hình và hiệu quả các hoạt động diễn ra trong nền kinh tế đất nước.
Xem Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2021 tại đây.
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn.
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Chu Quang Hải, Cục trưởng Cục Hải quan Nghệ An, giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị kể từ ngày 1/12/2024.
(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu toàn Ngành tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuân thủ quy định về thực thi chuyên môn, nghiệp vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả trang thiết bị và tài sản công; đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.
Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
Năm 2020, sản lượng thủy sản của cả nước đạt 8,4 triệu tấn, tăng nhẹ 3% so với năm 2019, trong đó nuôi trồng chiếm 54% với gần 4,6 triệu tấn, khai thác chiếm 46% với trên 3,8 triệu tấn. Xuất khẩu thủy sản đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2019, trong đó thủy sản nuôi (tôm, cá tra) chiếm 62% với 5,2 tỷ USD, thủy sản khai thác chiếm 38% với 3,2 tỷ USD.
Dịch Covid-19 kéo dài cả năm 2020 làm gián đoạn hoạt động thương mại thủy sản toàn cầu, làm thay đổi xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản. Theo đó các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam cũng biến động theo xu hướng thị trường, dẫn đến XK tôm chân trắng, tôm biển, cá biến, cua ghẹ và NTHMV tăng, trong khi XK cá tra giảm sâu, cá ngừ và mực, bạch tuộc giảm nhẹ.
Covid làm giảm nhu cầu NK thủy sản trên các thị trường, nhưng các nước NK chính thủy sản Việt Nam như EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chỉ giảm nhẹ NK từ Việt Nam (giảm 3-6%), trong khi thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ vẫn tăng đáng kế (+10%) NK thủy sản của Việt Nam. Ngoài ra, nhưng thị trường khác như Nga, Anh, Úc, Canada thậm chí vẫn tăng mạnh (10-32%) NK từ Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong quý I và quý II năm nay giảm lần lượt 10% và 7% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, từ tháng 7, xuất khẩu bắt đầu hồi phục và tăng trong quý III (với mức tăng trưởng 10% đến 13. Sang quý IV, dù nhu cầu NK của các thị trường vẫn tốt nhưng thương mại thủy sản lại bế tắc vì thiếu container rỗng để xếp hàng xuất đi các nước và cước phí vận tải lại đội lên nhiều lần khiến hoạt động XK bị đình trệ và sụt giảm.
Năm 2021, tình hình thương mại thủy sản sẽ vẫn bị tác động mạnh bởi đại dịch này, thậm chí đây vẫn là yếu tố chính chi phối xu hướng XNK thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có thể duy trì thế mạnh cạnh tranh về nguồn cung nguyên liệu so với các nước khác. Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do sẽ tiếp tục là đòn bẩy cho XK thủy sản Việt Nam hồi phục ở một số thị trường. Sau một năm DN thủy sản Việt Nam sẽ có thêm kinh nghiệm và sự linh hoạt thích ứng với biến động và thay đổi nhu cầu, thị hiếu của thị trường Do vậy, dự báo XK thủy sản năm 2021 sẽ có kết quả khả quan hơn năm 2020.
Để có được đánh giá tổng quan, dự báo chi tiết xu hướng sản xuất và XK thủy sản qua từng quý năm 2021 và năm bắt chi tiết hơn về thực trạng XK của từng mặt hàng sang các thị trường trong từng tháng, từng quý của năm 2020, xin mời Quý DN và bạn đọc đăng ký Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam năm 2020 do Hiệp hội VASEP vừa phát hành ngày 4/2/2021.