Các Chính Sách Thuế Mới Năm 2022 Là Gì

Các Chính Sách Thuế Mới Năm 2022 Là Gì

Chính sách thuế là gì? Các hình thức phổ biến đầu tư là gì? Lợi ích của việc đầu tư là gì? Cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết sau.

Chính sách thuế là gì? Các hình thức phổ biến đầu tư là gì? Lợi ích của việc đầu tư là gì? Cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết sau.

Nội dung chủ yếu của chính sách thuế

Chính sách thuế là một bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa, chịu sự chi phối bởi chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước và tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Trong các thời kỳ khác nhau, chính sách thuế có các biểu hiện cụ thể khác nhau, nhưng thông thường phản ánh nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, mục tiêu của chính sách thuế: xác định mức độ điều tiết qua thuế, những tác động kinh tế – xã hội của thuế như thế nào và tại sao lại điều tiết ở mức độ đó cũng như có tác động kinh tế – xã hội đó.

Hai là, phạm vi tác động của chính sách thuế: chính sách thuế sẽ tác động đến những tổ chức, cá nhân nào trong xã hội. Việc xác định rõ phạm vi tác động của chính sách thuế cho phép tập trung vào những mục tiêu quan trọng của chính sách, đồng thời, tránh được những hậu quả không mong muốn của chính sách.

Ba là, thời gian hiệu lực của chính sách: xác định rõ chính sách thuế được áp dụng trong thời kỳ nào, thời điểm bắt đầu và kết thúc của chính sách.

Bốn là, trách nhiệm thực hiện chính sách thuế: chỉ rõ tổ chức, cá nhân nào phải có trách nhiệm trong thực hiện chính sách, như: cụ thể hóa chính sách thuế thành pháp luật thuế, tổ chức thực hiện pháp luật thuế, chấp hành pháp luật thuế…

Năm là, cách thức động viên nguồn thu cho ngân sách Nhà nước qua thuế của từng thời kỳ (động viên qua thuế trực thu hoặc thuế gián thu; động viên từ các khu vực kinh tế khác nhau; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu… thể hiện cụ thể mục tiêu, quan điểm, đường lối về thuế của Nhà nước).

Sáu là, các định hướng phát triển hệ thống thuế: trong các thời kỳ khác nhau thì định hướng phát triển hệ thống thuế cũng khác nhau, điều này có chi phối đến việc hoạch định các chính sách thuế cụ thể.

Ngoài ra, chính sách thuế có thể bao gồm các nội dung khác như: phương châm thực hiện chính sách, bối cảnh kinh tế – xã hội ra đời chính sách với các yếu tố ảnh hưởng cụ thể và các định nghĩa về các thuật ngữ sử dụng trong chính sách thuế.

Các yếu tố chi phối tới chính sách thuế

Chính sách thuế là một trong hệ thống chính sách của Nhà nước nói chung, do đó nó chịu sự chi phối của các chính sách chung nhất, các chính sách có liên quan cũng như điều kiện kinh tế, xã hội, đời sống, phong tục tập quán của nhân dân… Cụ thể, các yếu tố chủ yếu chi phối tới chính sách thuế trong một thời kỳ nhất định bao gồm:

Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước

Chính sách phát triển kinh tế xã hội là đối tượng phục vụ và điều chỉnh của chính sách thuế. Các mục tiêu, yêu cầu, phương hướng phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ là cơ sở cho việc định ra các chủ trương, giải pháp về thuế nhằm thực hiện các mục tiêu, yêu cầu, phương hướng đã được xác định của chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Do đó, việc hoạch định chính sách thuế phải dựa trên cơ sở chính sách phát triển kinh tế – xã hội mới đảm bảo cho chính sách thuế đúng hướng và phục vụ có kết quả cho sự phát triển kinh tế – xã hội.

Nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Nhu cầu về tài chính của Nhà nước càng lớn thì áp lực tăng thuế càng cao. Khi đó, chính sách thuế phải được xây dựng và ban hành chú trọng nhiều hơn đến việc quản lý, bao quát và khai thác được các nguồn thu trong nền kinh tế – xã hội, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Xu hướng phát triển kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Thuế chính là một bộ phận thu nhập mà các chủ thể bắt buộc chuyển giao cho Nhà nước, cho nên xu hướng phát triển kinh tế trong nước diễn ra thuận lợi sẽ có tác động tích cực đến thuế và ngược lại. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách thuế. Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng thì đòi hỏi các nước phải điều chỉnh chính sách thuế cho phù hợp với các nguyên tắc của hội nhập. Do vậy, khi hoạch định chính sách thuế cần tính đến các nhân tố này, điều đó giúp cho chính sách thuế tăng thêm sức sống và hiệu quả.

Sự hoàn thiện hoặc khiếm khuyết của hệ thống chính sách thuế hiện hành. Việc xây dựng, ban hành một chính sách thuế mới bao giờ cũng phải dựa trên nền tảng sẵn có của chính sách thuế hiện tại. Chính sự hoàn thiện hay còn khiếm khuyết của chính sách thuế hiện tại cùng với xu hướng phát triển kinh tế – xã hội và quan điểm điều tiết thông qua thuế của Nhà nước quyết định đến những nội dung cơ bản của chính sách thuế cần được ban hành. Do đó, khi xây dựng, ban hành một chính sách thuế mới, việc không thể bỏ qua mà phải thực hiện tổng kết, đánh giá về chính sách thuế thời kỳ trước cho nhận xét về những mặt hợp lý và chưa hợp lý của chính sách thuế, những mặt đã đạt được và những mặt chưa đạt được so với mục tiêu, yêu cầu đã đặt ra. Dựa trên cơ sở đó có thể vạch ra những biện pháp để hoàn thiện chính sách thuế đúng hướng hơn, đạt kết quả cao hơn. Do đó, để có được chính sách thuế phù hợp và phát huy được tác dụng tích cực đòi hỏi việc hoạch định chính sách thuế phải dựa trên cơ sở đánh giá đúng đắn thực trạng chính sách thuế trong thời kỳ trước.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Chính sách thuế là gì? Nội dung chủ yếu của chính sách thuế” Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

(KTSG) - Quốc hội đã quyết định sửa cả ba luật thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt - trong năm nay và nửa đầu năm sau. Với định hướng chung là mở rộng cơ sở thuế, bổ sung đối tượng chịu thuế, khả năng gánh nặng thuế của nhiều doanh nghiệp sẽ tăng lên, đòi hỏi phải sớm có kịch bản ứng biến.

Cuối tuần trước (8-6-2024), trong ngày làm việc cuối cùng của đợt họp đầu tiên của kỳ họp thứ 7 này, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Theo đó, dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp này và thông qua vào kỳ họp cuối năm nay (tháng 10-2024). Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) cùng được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 10-2024 và thông qua trong kỳ họp tháng 5-2025.

Thảo luận trên diễn đàn Quốc hội cho thấy, việc sửa đổi các luật thuế này là cần thiết để giải quyết các bất cập trong thực tiễn cũng như hoàn thiện chính sách thu, phù hợp với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 và định hướng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng ở thời điểm hiện tại, thể chế là một trong những “vạn biến” doanh nghiệp cần nhận biết để… ứng biến.

Ở một khía cạnh khác, cả ba luật này đều có tác động và phạm vi ảnh hưởng lớn tới toàn xã hội, nền kinh tế và doanh nghiệp. Với định hướng mở rộng cơ sở thuế, bổ sung đối tượng chịu thuế, không khó để đoán rằng, gánh nặng thuế sẽ thêm trĩu vai nhiều doanh nghiệp trong thời gian không xa nữa. Chi phí sản xuất, kinh doanh đội lên trong khi nhu cầu tiêu dùng ảm đạm do kinh tế khó khăn và lạm phát cao thực sự là “nan đề” với cộng đồng doanh nghiệp.

Chẳng hạn, cộng đồng doanh nghiệp chế xuất đang rất quan tâm đến việc dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) bỏ áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% đối với dịch vụ cung cấp cho khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất; và thu hẹp phạm vi các dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%.

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong khu vực phi thuế quan. Nếu áp thuế giá trị gia tăng lên đến 10% với dịch vụ được cung cấp trong khu vực phi thuế quan thì sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam tại thị trường nước ngoài và làm giảm đáng kể sức hấp dẫn về môi trường đầu tư của Việt Nam. Hơn nữa, đây không chỉ là vấn đề của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, bao gồm cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp Việt.

Samsung hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại nước ta với tổng vốn đầu tư lên tới 22,4 tỉ đô la Mỹ. Ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam, xác nhận rằng việc áp dụng mức thuế giá trị gia tăng lên đến 10% với dịch vụ được cung cấp trong khu vực phi thuế quan sẽ gây thiệt hại lớn về khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu của sáu công ty thuộc Tập đoàn Samsung tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp cần bám sát quá trình xây dựng luật. Mục đích không chỉ nhằm góp ý, phản biện để có những dự thảo luật chất lượng tốt nhất mà còn để chuẩn bị sớm kịch bản ứng biến với những chính sách mới ngay từ trong quá trình bàn thảo.

Quá trình góp ý hồ sơ đề nghị xây dựng dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) cũng cho thấy nhiều chính sách được đề xuất có tác động mạnh đến các doanh nghiệp. Ví dụ, cơ quan soạn thảo đề nghị bổ sung đồ uống có đường, thức uống đại mạch, nước giải khát không cồn, trò chơi điện tử trực tuyến… vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Nếu đề xuất chính sách này được thông qua sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành đồ uống và doanh nghiệp sản xuất trò chơi điện tử trực tuyến.

Hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 là nhiệm vụ quan trọng và đã được xác định trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 (Quyết định 508/QĐ-Ttg). Trong tiến trình sửa đổi ba luật thuế nêu trên, việc mở rộng cơ sở thuế, bổ sung đối tượng chịu thuế, tăng thuế suất cần được cân nhắc thấu đáo trong mối tương quan với bối cảnh doanh nghiệp đang phải trải qua và những định hướng tăng trưởng chiến lược của đất nước.

Lũy kế năm tháng đầu năm nay, có đến hơn 97.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái - điều này cho thấy khó khăn vẫn như vòi bạch tuộc bám chặt doanh nghiệp. Nhìn về tương lai, đã có những dự đoán cho rằng, phải 3-5 năm nữa, khủng hoảng kinh tế mới đụng đáy và phải 10 năm nữa, thậm chí hơn, chúng ta mới thấy kinh tế trở lại mức như năm 2018-2019. Vì thế, sửa đổi ba luật thuế nói trên, bên cạnh việc hướng tới thu đúng, thu đủ thì cần phải coi trọng mục tiêu “khoan sức doanh nghiệp” để nuôi dưỡng nguồn thu và đưa đất nước phát triển bền vững.

Về phía doanh nghiệp, sớm lên kịch bản ứng biến với các chính sách thuế mới là việc phải làm từ bây giờ. Tại Diễn đàn cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Ứng biến trong vạn biến” vào tuần trước, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng ở thời điểm hiện tại, thể chế là một trong những “vạn biến” doanh nghiệp cần nhận biết. Nhiều luật đã được Quốc hội ban hành thời gian qua.

Đặc biệt, bốn luật quan trọng, tác động lớn đến kinh tế - xã hội, có thể tái cơ cấu thị trường đối với các ngành nghề sản xuất, kinh doanh có liên quan là Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và Luật các tổ chức tín dụng năm 2024 đang được trình để đẩy thời điểm có hiệu lực sớm hơn năm tháng, thay vì có hiệu lực vào ngày 1-1-2025.

Ông Hiếu khuyến cáo doanh nghiệp nghiên cứu kỹ và sớm hoạch định chiến lược phù hợp với bốn luật này. Nhìn rộng hơn, doanh nghiệp cần chuẩn bị tâm thế chủ động và chấp nhận cuộc chơi, từ việc tuân thủ thể chế hiện tại đến sẵn sàng cho những thay đổi về thể chế trong tương lai.

Cũng vậy, với việc Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được sửa đổi gần như cùng lúc, các doanh nghiệp cần bám sát quá trình xây dựng luật. Mục đích không chỉ nhằm góp ý, phản biện để có những dự thảo luật chất lượng tốt nhất mà còn để chuẩn bị sớm kịch bản ứng biến với những chính sách mới ngay từ trong quá trình bàn thảo.

TRUNG TÂM SÁCH PHÁP LUẬT VIỆT NAM Tư vấn miễn phí 1146/9 Quang Trung, P.8, Q.Gò Vấp

Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.