Chiều 02/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội nghe Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Chiều 02/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội nghe Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Để đạt được mức lương hưu tối đa như trên, người lao động cần đóng BHXH trong một khoảng thời gian xác định. Cụ thể, khoảng thời gian này có sự khác biệt giữa lao động nam và lao động nữ như sau:
(1) Đối với lao động nam: Người lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01/1/2018 trở đi, tỷ lệ lương hưu hàng tháng được xác định bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được cộng thêm 2%, tối đa bằng 75%.
Như vậy, người lao động nam cần đóng 35 năm BHXH mới được hưởng lương hưu tối đa (75%).
(2) Đối với lao động nữ: Người lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 2%, tối đa là 75%.
Như vậy, lao động nữ sẽ cần đóng 30 năm BHXH để được hưởng lương hưu tối đa (75%).
Tóm lại, nếu người lao động muốn được hưởng lương hưu tối đa sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu thì cần đóng BHXH ít nhất 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp thông tin đầy đủ về số năm đóng BHXH cần thiết để được hưởng lương hưu và các quy định liên quan. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng bài viết đã giúp quý độc giả trả lời thắc mắc: Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu để có kế hoạch tham gia BHXH hợp lý, đảm bảo cuộc sống an nhàn sau khi nghỉ hưu. Mọi vấn đề liên quan còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
Cách tính cụ thể được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đang được xây dựng. Quy định dự kiến áp dụng từ ngày 1/7/2025, cùng thời điểm hiệu lực của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này như sau:
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995: Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu chia cho 60 tháng.
Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995, đến ngày 31/12/2000: Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu chia cho 72 tháng.
Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006: Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu chia cho 96 tháng.
Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015: Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu chia cho 120 tháng.
Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019: Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu chia cho 180 tháng.
Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024: Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu chia cho 240 tháng.
Riêng đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi: Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng chia cho tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội = Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội, chia cho tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương = (Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định), chia cho tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó, tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, được tính bằng tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, nhân với mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên, thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, thì tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính theo quy định trên.
Số năm cuối là số năm gần nhất đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, là tổng số các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các giai đoạn.
Ví dụ, ông T nghỉ việc hưởng lương hưu khi đủ 61 tuổi 6 tháng, có 32 năm đóng bảo hiểm xã hội. Diễn biến thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông T như sau:
Từ tháng 1/1996 đến tháng 12/2015 (20 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Từ tháng 1/2016 đến tháng 4/2021 (5 năm 4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Từ tháng 5/2021 đến tháng 4/2026 (5 năm) đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Ông T hưởng lương hưu từ tháng 5/2026.
Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông T được tính như sau:
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là: 20 năm + 5 năm = 25 năm (300 tháng).
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông T được tính như sau: Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (12 tháng tính từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015 và 60 tháng tháng tính từ tháng 5/2021 đến tháng 4/2026), chia cho 72 tháng.
Như vậy, tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của ông T được tính là: 300 tháng x Mức bình quân tiền lương.