Lao Động Việt Nam Năm 2020

Lao Động Việt Nam Năm 2020

(NLĐO) - Trưa 24-9, Hai tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand HMNZS Te Mana và HMNZS Aotearoa đã cập cảng Sài Gòn, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP HCM trong 5 ngày. Thủy thủ đoàn đã nhảy điệu Haka của thổ dân Maori khi tàu cập cảng, để cảm ơn sự chào đón nồng nhiệt của Việt Nam.

(NLĐO) - Trưa 24-9, Hai tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand HMNZS Te Mana và HMNZS Aotearoa đã cập cảng Sài Gòn, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP HCM trong 5 ngày. Thủy thủ đoàn đã nhảy điệu Haka của thổ dân Maori khi tàu cập cảng, để cảm ơn sự chào đón nồng nhiệt của Việt Nam.

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng NĂM 2020 SỐ 69/2020/QH14

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng NĂM 2020 SỐ 69/2020/QH14

Các văn bản cùng thể loại "Luật"

Tháng 6.2020, công tác XKLĐ khởi động lại sau thời gian tạm ngừng vì dịch bệnh. Bắt đầu cho sự trở lại là hội nghị với sự tham gia đông đủ đại diện các sở, ngành, địa phương, trường nghề, doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự trở lại này đang đối diện rất nhiều rào cản.

Năm 2020, mục tiêu của tỉnh đưa 1.800 LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đến ngày 31.5, toàn tỉnh mới có 244 người đi XKLĐ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ. Trong đó có 42 người vay nguồn vốn hơn 3,6 tỷ đồng từ chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh theo chương trình hỗ trợ của ngân sách tỉnh. So với năm 2019, thời điểm này công tác XKLĐ rất trầm lắng.

Theo nhận định của Sở LĐ-TB&XH, công tác XKLĐ đang đối mặt với nhiều khó khăn. Tâm lý chung của người dân bây giờ sợ dịch bệnh Covid-19 ở nhiều nước trên thế giới, nên họ cảm thấy lo lắng, không muốn cho con em đi làm việc ở nước ngoài.

Ông Lê Huy Tứ - Trưởng phòng Lao động - việc làm Sở LĐ-TB&XH) cho biết: “Ngoài tâm lý lo sợ dịch bệnh, còn có những khó khăn cố hữu chưa khắc phục được trong công tác XKLĐ. Cấp ủy, chính quyền một số nơi chưa xác định công tác XKLĐ là một nhiệm vụ, giải pháp quan trọng tác động trực tiếp, hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Công tác thông tin tuyên truyền chưa sâu rộng, nội dung chưa thu hút sự quan tâm của người dân. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người đi XKLĐ, nhất là chính sách hỗ trợ đối với các huyện nghèo, hỗ trợ đối với trường hợp diện chính sách đã được Chính phủ ban hành, nhưng do cơ chế quy định nên việc thực hiện chính sách gặp nhiều khó khăn. Phần nữa, các thị trường chất lượng cao thì doanh nghiệp chưa phối hợp tốt với địa phương, mức phí cao, hoặc khi hợp đồng không ghi mức phí, cung cấp thông tin không đầy đủ, rõ ràng nên người LĐ không vay vốn hỗ trợ được để đi làm...”

Sự hợp tác trong XKLĐ của tỉnh với doanh nghiệp hiện có Công ty CP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia (SULECO) đang thường trực tại địa phương để tư vấn, tuyển dụng, đào tạo tại chỗ.

Bà Dương Minh Thùy - Phó Tổng giám đốc SULECO cho biết: “Trong thời điểm hiện nay, SULECO đặt mục tiêu an toàn cho người LĐ là trên hết. Công ty lựa chọn thị trường đảm bảo các điều kiện, có cam kết từ phía đối tác mới đưa người LĐ đi làm việc. Các khoản chi phí mà người LĐ phải đóng góp khi XKLĐ đều được công khai. Ngoài ra, công ty còn có các chương trình tài trợ học bổng miễn phí trọn gói, người LĐ không vay vốn được từ nguồn ngân sách nhà nước thì công ty cho vay vốn trả chậm, nghĩa là khi họ đi làm có lương sẽ được khấu trừ dần dần. Ở Quảng Nam, SULECO đang tuyển dụng, đào tạo người LĐ đưa đi làm việc ở Nhật Bản theo chương trình hợp tác đôi bên; chương trình đưa thực tập sinh đi kiến tập 2 tuần ở Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm trong công việc điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi”.

Hay như Công ty CP Đầu tư xây dựng & cung ứng nhân lực Hoàng Long - đơn vị thường xuyên tuyển dụng, đưa LĐ Quảng Nam đi làm việc ở Nhật Bản - cũng đã vào cuộc cùng tỉnh.

Ông Lê Minh Đức - Trưởng đại diện Công ty Hoàng Long tại TP.Đà Nẵng cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng cùng với Quảng Nam hiện thực hóa mục tiêu năm 2020 này, tuy có khó khăn nhưng chúng tôi vẫn đặt mục tiêu đưa 150 LĐ của Quảng Nam đi làm việc tại Nhật Bản. Công ty đang liên kết với Trường cao đẳng Y tế Quảng Nam đào tạo tiếng Nhật ngay tại trường, phấn đấu đưa 20 - 30 sinh viên tốt nghiệp sang Nhật Bản làm việc. Tuy nhiên, việc tuyên truyền đến cơ sở của công ty còn nhiều khó khăn do thời điểm này người dân sợ rủi ro. Vì thế chúng tôi mong các huyện, thị xã, thành phố phối hợp hỗ trợ, tuyên truyền chính xác, đầy đủ thông tin để người dân yên tâm. Công ty sẽ cùng với đối tác đảm bảo an toàn cho người LĐ khi họ đi làm việc ở nước ngoài”.