Tại Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM, ngành Công nghệ thực phẩm thuộc nhóm ngành Hóa – Thực phẩm – Sinh học. Dành cho các bạn sinh viên có đam mê và sở thích về công nghệ sản xuất những sản phẩm thực phẩm ở quy mô công nghiệp. Sinh viên sẽ được học các môn cốt lõi về kỹ thuật, khoa học thực phẩm, công nghệ,… và các môn học lựa chọn liên quan đến công nghệ chế biến thực phẩm như: sữa và sản phẩm từ sữa, sản phẩm thủy sản, đường và bánh kẹo, thịt và các sản phẩm từ thịt,…..
Tại Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM, ngành Công nghệ thực phẩm thuộc nhóm ngành Hóa – Thực phẩm – Sinh học. Dành cho các bạn sinh viên có đam mê và sở thích về công nghệ sản xuất những sản phẩm thực phẩm ở quy mô công nghiệp. Sinh viên sẽ được học các môn cốt lõi về kỹ thuật, khoa học thực phẩm, công nghệ,… và các môn học lựa chọn liên quan đến công nghệ chế biến thực phẩm như: sữa và sản phẩm từ sữa, sản phẩm thủy sản, đường và bánh kẹo, thịt và các sản phẩm từ thịt,…..
Công nghệ thực phẩm có tên tiếng Anh là Food Technology. Đây là một ngành chuyên nghiên cứu về lĩnh vực chế biến nông sản và bảo quản. Ngành học có ứng dụng thực tiễn cao trong đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ăn, uống… Ngành học được mở ra với mục đích nghiên cứu các phương pháp, các công nghệ hiện đại để tối ưu hóa dinh dưỡng trong sinh hoạt, nâng cao giá trị cuộc sống của con người.
Ngành Công nghệ thực phẩm tập trung đào tạo các kiến thức về sinh học; hóa học,vệ sinh an toàn thực phẩm; đánh giá chất lượng thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, phương pháp chế biến thực phẩm… Nghiên cứu, sáng tạo và vận hành các dây chuyền sản xuất thực phẩm hiện đại; quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm.
Ngoài ra, các bạn sẽ được học chuyên sâu về công nghệ đông lạnh thủy sản, công nghệ chế biến thịt cá, bảo quản và chế biến lương thực, công nghệ chế biến đường và đồ uống, công nghệ chế biến sữa và chất béo thực phẩm, …
Bên cạnh đó, sinh viên được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.
Tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Công nghệ thực phẩm- thuộc khoa Hóa được thành lập từ năm 1978, gắn liền với sứ mệnh của Nhà trường, đó là trở thành trung tâm đào tạo số 1 khu vực Miền Trung – Tây Nguyên về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm, đồng thời hướng tới tiếp cận, mở rộng trình độ cùng với các nước trong khu vực và thế giới.
Đội ngũ giảng viên chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – DUT đều là các GS, TS, cựu sinh viên có kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực và từng được đào tạo, tốt nghiệp từ các trường đại học đào tạo về Khoa học và Công nghệ thực phẩm nổi tiếng trong nước và quốc tế như: CH Dân chủ Đức (cũ), Liên Xô (cũ), Cộng Hòa Pháp, Ru-ma-ni. Không chỉ vậy, đội ngũ giảng viên chuyên ngành tại DUT cũng không ngừng trau dồi, tiếp cận thêm nguồn kiến thức mới. Nhà trường thường xuyên triển khai các chương trình trao đổi để các thầy cô được đào tạo, trau dồi thêm với các trường đại học quốc tế như: Úc, Nhật Bản, Pháp, Tiệp Khắc, Đài Loan, Nga,…
Khi mà nền kinh tế hội nhập đang cần nhiều nguồn nhân lực cho ngành Công nghệ thực phẩm, đặc biệt là nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao. Nắm bắt được tình hình đó, ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã thiết kế và nâng cao chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm theo chuẩn quốc tế. Bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2020, DUT chuyển sang đào tạo chuyên ngành Công nghệ thực phẩm lên hệ Chất lượng cao (CLC). Mục đích hướng tới trang bị đầy đủ kiến thức cập nhật, giúp cho sinh viên được tiếp cận và đón đầu xu hướng nền công nghiệp chế biến thực phẩm trên thế giới. Cùng với đó, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu ngành Công nghệ thực phẩm được Nhà trường nâng cấp thường xuyên, bao gồm: Phòng thí nghiệm Hóa sinh, Phòng thí nghiệm Vi sinh, Phòng thí nghiệm Đánh giá cảm quan, Phòng thí nghiệm Công nghệ thực phẩm, và Xưởng Công nghệ thực phẩm.
Chương trình đào tạo được thiết kế theo hình thức phân bổ giờ học lý thuyết song song với giờ học thực hành. Bởi vậy, số giờ học lý thuyết của sinh viên ngành khóa thực tập thực tế tại khu công nghiệp; các nhà máy, các dự án nghiên cứu từ 3-6 tháng trong nước. Thậm chí, các bạn cũng có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi, thực tập ở các doanh nghiệp nước ngoài, quốc tế đang rất phát triển nền công nghệ chế biến thực phẩm như Nhật Bản, Pháp, Thái Lan.
Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm – DUT thực hành tại phòng thí nghiệm
Hiện nay, thị trường Việt Nam quy mô hơn 96 triệu dân, trong khi thu nhập đầu người đang ngày càng tăng, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn và sử dụng thực phẩm sạch, có thân thiện với môi trường. Họ sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để sử dụng thực phẩm đảm bảo cho sức khỏe. Bởi vậy, Công nghệ thực phẩm đang là một ngành học có triển vọng việc làm rộng mở tại các công ty trong và ngoài nước. Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – ĐH Bách khoa Đà Nẵng hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các vị trí:
– Nhân viên quản lý chất lượng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên phát triển sản phẩm tại các Công ty sản xuất thực phẩm.
– Nhân viên tư vấn, thiết kế tại các tổ chức, cơ sở chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, phụ gia, hóa chất vật tư trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.
– Làm việc tại các cơ quan/ ban ngành quản lý liên quan đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Giảng viên dạy các môn chuyên ngành thực phẩm, sinh học.
– Nhân viên nghiên cứu lĩnh vực về nông sản và thực phẩm tại các trung tâm, các Viện nghiên cứu, và cơ quan nghiên cứu của các Bộ/ngành.
– Kỹ sư quản lý dây chuyền sản xuất, quá trình chế biến – bảo quản – kiểm định thực phẩm,… tại các công ty sản xuất và chế biến thực phẩm, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, các viện nghiên cứu.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn học sinh THPT và các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng quan và có câu trả lời cho các câu hỏi về ngành Công nghệ thực phẩm.
Tên chương trình: Công nghệ Thực phẩm (Food Technology)
Trình độ đào tạo: Thạc sĩ Ngành: Công nghệ thực phẩm
- Thạc sĩ kỹ thuật (đối với định hướng ứng dụng)
- Thạc sĩ khoa học (đối với định hướng nghiên cứu)
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Đào tạo đội ngũ cán bộ trình độ chuyên môn vững, có thể làm chủ các lĩnh vực khoa học và công nghệ liên quan đến kỹ thuật thực phẩm, công nghệ thực phẩm; có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở ngành vững chắc, kiến thức chuyên môn trình độ cao, có kỹ năng thực hành tốt; có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và sáng tạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế-xã hội, giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành công nghệ thực phẩm trong môi trường nghiên cứu và sản xuất.
Thạc sĩ kỹ thuật tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội phải có được:
1. Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những công việc khác nhau của ngành Công nghệ Thực phẩm, có khả năng làm việc độc lập
2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp
3. Kỹ năng xã hội cần thiết để có khả năng làm việc trong tập thể đa ngành, đáp ứng đòi hỏi của các đề án công nghiệp liên quan tới nhiều ngành khác nhau.
4. Năng lực thiết kế, nghiên cứu phát triển sản phẩm của ngành Công nghệ Thực phẩm trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường thực tế.
Thạc sĩ khoa học tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội có được:
1. Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những công việc khác nhau thuộc lĩnh vực rộng của ngành Công nghệ Thực phẩm để có khả năng làm việc độc lập
2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp: phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích tốt; hòa nhập được trong môi trường quốc tế
3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và hội nhập trong môi trường quốc tế
4. Khả năng tự đào tạo, tự cập nhật kiến thức và tự nghiên cứu khoa học. Khả năng tìm tòi các vấn đề thực tiễn, vận dụng kiến thức và các thành tựu khoa học kỹ thuật sáng tạo để giải quyết các vấn đề thực tế.