Rút Sổ Tiết Kiệm Techcombank

Rút Sổ Tiết Kiệm Techcombank

Định nghĩa sổ tiết kiệm được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN như sau:

Định nghĩa sổ tiết kiệm được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN như sau:

Người gửi tiền có được rút sổ tiết kiệm bằng phương tiện điện tử hay không?

Việc thực hiện nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử được quy định tại Điều 19 Thông tư 48/2018/TT-NHNN như sau:

Như vậy, người gửi tiền có thể rút sổ tiết kiệm bằng phương tiện điện tử.

Và tổ chức tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử thông qua tài khoản thanh toán của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phù hợp với quy định tại Thông tư này.

Đồng thời thủ tục này phải phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, về phòng, chống rửa tiền và các quy định của pháp luật có liên quan đảm bảo việc nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng.

Rút sổ tiết kiệm Sacombank là gì?

Rút sổ tiết kiệm là khi kỳ hạn gửi sổ tiết kiệm đã hết và bạn phải đến ngân hàng để làm thủ tục rút sổ hoặc khi có nhu cầu về tiền bạn cũng có thể đến ngân hàng tất toán sổ tiết kiệm trước hạn.

Việc rút sổ tiết kiệm có thể thực hiện ở bất kỳ chi nhánh nào của Sacombank. Với mỗi hình thức rút sổ sẽ có cách thực hiện khác nhau:

Tất toán sổ tiết kiệm Sacombank

Tất toán đúng kỳ hạn là sổ tiết kiệm của bạn đã hết kỳ hạn gửi mà bạn đã lựa chọn. Lúc này bạn có thể đến các chi nhánh/PGD ngân hàng Sacombank để lấy tiền gốc và lãi theo đúng kỳ hạn về.

Nếu để quá hạn thời gian tất toán sổ, ngân hàng sẽ tự động gia hạn thêm kỳ hạn gửi tương ứng với kỳ hạn đã đăng ký lúc ban đầu. Số tiền gốc và lãi của kỳ gửi trước đó sẽ được cộng vào để gửi lại tại ngân hàng.

Khi có nhu cầu cần rút sổ tiết kiệm trước kỳ hạn, khách hàng phải thông báo trước với ngân hàng để ngân hàng chuẩn bị số tiền. Theo đó, khi rút trước hạn khách hàng sẽ được ngân hàng Sacombank tính với mức lãi suất như sau:

Nếu thời gian gửi dưới 7 ngày: Lãi suất 0%

Rút tiền sau 7 ngày: Được hưởng mức lãi suất thấp nhất theo lãi suất gửi không kỳ hạn tại thời điểm rút tiền.

Rút tiền trước hạn trong hạn tái tục: Lãi suất nhận là lãi suất thấp nhất không kỳ hạn.

Như vậy khi rút tiền từ sổ tiết kiệm Sacombank trước hạn sẽ không nhận được tiền lãi nhiều so với rút đúng thời hạn. Vì vậy khách hàng chú ý, nếu không thực sự cần thiết thì không nên rút tiền.

Tất toán sổ tiết kiệm trùng với ngày nghỉ, lễ

Trong trường hợp ngày tất toán trùng với ngày nghỉ, lễ theo quy định của pháp luật thì khách hàng có thể rời việc tất toán sổ sang ngày làm việc mới nhất của ngân hàng. Lãi suất vẫn sẽ được tính cho khách hàng vào những ngày nghỉ, lễ đó.

Thủ tục tất toán sổ tiết kiệm Sacombank

Khi tất toán sổ tiết kiệm tại quầy giao dịch, khách hàng cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

Những loại giấy tờ tùy thân của khách hàng hoặc của tất cả khách hàng (đối với tiền gửi tiết kiệm chung). Trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua Người đại diện theo pháp luật, Người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp bằng các loại giấy tờ tùy thân của mình và của chủ sổ.

Nộp giấy lĩnh tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại Sacombank. Nhân viên ngân hàng sẽ đối chiếu mẫu chữ ký trên giấy lĩnh tiền để đảm bảo chính xác thông tin đã lưu tại ngân hàng.

Người mất sổ tiết kiệm có thể được rút tiền qua phương thức điện tử, song cũng có ngân hàng quy định chỉ được rút tiền sau khi được cấp sổ mới

Hiện nay, mất sổ tiết kiệm không phải là điều hiếm gặp. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng cho biết người nhặt được sổ tiết kiệm chỉ là một tài liệu không có giá trị. Bởi, ngân hàng quy định chỉ có chủ sổ mới được phép rút tiền khi mang theo giấy tờ tùy thân đến ngân hàng giao dịch.

Trường hợp chủ sổ nhờ người khác rút tiền cần phải có giấy ủy quyền ký tên chủ sổ. Do đó, khách hàng không cần lo lắng độ an toàn nếu sổ tiết kiệm bị mất. Tuy nhiên, phương án tốt nhất là chủ số nên thông báo cho ngân hàng để đóng băng sổ tiết kiệm.

Theo đó, ngân hàng sẽ thông báo trên toàn hệ thống về thông tin sổ tiết kiệm bị mất trong một thời hạn nhất định, để xem xét có hay không tình huống tranh chấp sổ. Tiếp đến, ngân hàng hướng dẫn chủ sổ lập giấy báo mất; chuẩn bị các giấy tờ bao gồm giấy báo mất sổ, căn cước công dân hoặc hộ chiếu để ngân hàng xác nhận và làm thủ tục cấp lại sổ tiết kiệm mới. Khoảng 30 ngày kể từ ngày nhận giấy báo mất sổ tiết kiệm, khách hàng sẽ được cấp sổ mới và có thể rút tiền bình thường.

Thế nhưng, điều mà chủ sổ quan tâm là sau khi thông báo cho ngân hàng biết việc mất sổ tiết kiệm, họ rút được tiền hay không?

Theo hướng dẫn của Thông tư 48/2018/TT-NHNN, trong trường hợp mất sổ tiết kiệm, các ngân hàng thương mại cung cấp, hướng dẫn cho khách hàng về thủ tục nhận và chi trả tiền tiết kiệm trước thời hạn thông qua phương tiện điện tử, sử dụng tài khoản thanh toán của người gửi tiền theo quy định của pháp luật.

Các ngân hàng thương mại lưu giữ đầy đủ thông tin liên quan đến việc nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua phương tiện điện tử, để đáp ứng yêu cầu của người gửi tiền trong việc rà soát, kiểm tra và giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra.

Thế nhưng, một số ngân hàng cho biết tùy vào quy định nội bộ của từng ngân hàng. Người mất sổ tiết kiệm có thể được ngân hàng đồng ý rút tiền qua phương thức điện tử, song cũng có ngân hàng quy định khách hàng mất sổ tiết kiệm chỉ được rút tiền sau khi được cấp sổ mới.

Thủ tục rút sổ tiết kiệm trực tiếp tại tổ chức tín dụng được thực hiện thế nào?

Theo Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN thì việc rút sổ tiết kiệm trực tiếp tại ngân hàng được thực hiện theo thủ tục sau:

(1) Tổ chức tín dụng đề nghị người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau:

- Xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền, của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung).

Trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền.

- Nộp giấy rút tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.

(2) Tổ chức tín dụng đối chiếu thông tin của người gửi tiền, thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, thông tin trên Thẻ tiết kiệm, chữ ký trên giấy rút tiền đảm bảo chính xác với các thông tin lưu tại tổ chức tín dụng.

(3) Sau khi tổ chức tín dụng và người gửi tiền hoàn thành các thủ tục trên, tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả đầy đủ gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm cho người gửi tiền.

Lưu ý: Tổ chức tín dụng hướng dẫn thủ tục chi trả đối với các trường hợp chi trả sau đây phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng:

- Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế.

- Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo ủy quyền của người gửi tiền.