Theo Khoản 1 Điều 22 Nghị định 73/2019/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/01/2020) quy định nội dung cơ bản của báo cáo kinh tế - kỹ thuật của thẩm định thiết kế chi tiết dự án đầu tư công nghệ thông tin, cụ thể như sau:
Theo Khoản 1 Điều 22 Nghị định 73/2019/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/01/2020) quy định nội dung cơ bản của báo cáo kinh tế - kỹ thuật của thẩm định thiết kế chi tiết dự án đầu tư công nghệ thông tin, cụ thể như sau:
Hỏi: Người quyết định đầu tư hay chủ đầu tư thẩm định dự án điều chỉnh? Người hỏi Trần Việt Hưng – Tuyên Quang
Chi tiết câu hỏi : Hiện nay trong Luật Xây dựng (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các Nghị định: 10/2021/NĐ-CP, 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ chỉ có quy định về điều chỉnh dự án, điều chỉnh thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, điều chỉnh dự toán mà không có quy định về điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công và dự toán đối với dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật (thiết kế 1 bước). Đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn, việc điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công và dự toán đối với dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật trong trường hợp điều chỉnh nhưng không làm thay đổi mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì áp dụng theo quy định nào (theo quy định về điều chỉnh dự án hay quy định về điều chỉnh thiết kế sau thiết kế cơ sở)? Cơ quan thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán điều chỉnh trong trường hợp này là người quyết định đầu tư hay là chủ đầu tư?
Trả lời : Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 52 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 10 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng và Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Nội dung của báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng, thiết kế công nghệ (nếu có) và các nội dung khác theo quy định tại Điều 55 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 56 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 13 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
Đối với việc điều chỉnh báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng (gồm nội dung thiết kế, dự toán điều chỉnh hoặc toàn bộ nội dung của dự án sau khi điều chỉnh) như nêu tại câu hỏi của ông Hưng, người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định đã nêu và quy định của pháp luật có liên quan.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ (www.chinhphu.vn)
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & TƯ VẤN KIỂM TOÁN XÂY DỰNG
Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
Công dân Lê Đình Thiết đang công tác tại ban quản lý dự án xây dựng. Hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật được duyệt năm 2018 với tổng mức đầu tư là 13,5 tỷ đồng, vì vướng giải phóng mặt bằng nên đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Hiện tại, dự án cần phải phát sinh khối lượng (khoảng 1 tỷ đồng, do hoàn chỉnh thiết kế đấu nối với Quốc lộ 1), chi phí giải phóng mặt bằng cập nhật hiện nay tăng thêm khoảng 6,5 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư điều chỉnh khoảng 21 tỷ đồng, vượt 15 tỷ đồng mức quy định lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
Vậy tôi phải thực hiện như thế nào, lập báo cáo nghiên cứu khả thi hay chỉ điều chỉnh báo cáo kinh tế - kỹ thuật?.
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời như sau:
Việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 10 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng (Luật số 62/2020/QH14).
Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 10 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 và khoản 3 Điều 5 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Đối với việc điều chỉnh dự án (đã lập và phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng) làm tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án vượt 15 tỷ đồng như nêu tại câu hỏi của công dân Lê Đình Thiết, cần nghiên cứu các quy định nêu trên.
Đồng thời, căn cứ nội dung cụ thể của dự án để xác định dự án điều chỉnh thuộc trường hợp lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng điều chỉnh hoặc thuộc trường hợp chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng điều chỉnh.
Căn cứ các quy định hiện hành (Luật Xây dựng; các Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, Nghị định số 35/2023/NĐ-CP), tôi hiện công tác tại đơn vị chủ đầu tư, kính xin Chính phủ, Bộ Xây dựng quan tâm giải đáp giúp câu hỏi về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế điều chỉnh hoặc phát sinh (HSPS) của công trình thiết kế 1 bước như sau:
– Công trình triển khai thực hiện sau khi Nghị định số 10/2021/NĐ-CP và 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành và có hiệu lực.
– Số bước thiết kế: 01 bước – lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật. Vốn: Ngân sách Nhà nước.
– Cấp Quyết định đầu tư: UBND huyện/UBND tỉnh/Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh (nhận ủy quyền của UBND tỉnh).
– Đã có văn bản đồng ý cho chủ trương điều chỉnh, phát sinh của cấp quyết định đầu tư.
– Hồ sơ thiết kế điều chỉnh – phát sinh (HSPS) đã được đơn vị thiết kế ban đầu của báo cáo kinh tế – kỹ thuật lập và đơn vị thẩm tra ban đầu tiếp tục thẩm tra xuất kết quả. Giá trị dự toán điều chỉnh – phát sinh không làm vượt tổng mức đầu tư công trình mà chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí trong bảng tổng hợp kinh phí (lấy dự phòng phí lên xây dựng).
– HSPS không có sự thay đổi về địa chất, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình; không làm thay đổi các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.
– Căn cứ Luật Xây dựng, Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP; các Điều 19, 39, 40 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP và Khoản 8 Điều 12 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP; chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án cấp huyện/thị xã/thành phố có được quyền:
a. Tự thực hiện thẩm định hồ sơ thiết kế điều chỉnh – phát sinh của công trình với các thông tin nêu trên không (tổ chuyên gia chủ đầu tư có thời gian công tác trên 5 năm và có chứng chỉ hành nghề xây dựng)?
b. Tự thực hiện phê duyệt hồ sơ thiết kế điều chỉnh – phát sinh của công trình sau khi có kết quả thẩm định với các thông tin nêu trên không?
3. Lý do, các căn cứ chi tiết để đặt câu hỏi như sau:
a. Trích Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP:
“3. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh thực hiện theo quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
4. Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.
5. Việc điều chỉnh dự toán không vượt dự toán đã phê duyệt nhưng làm thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư tự tổ chức điều chỉnh, phê duyệt, báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả điều chỉnh”.
b. Điều 19, 39, 40 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.
c. Toàn bộ Khoản 8 Điều 12 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP: bổ sung quy định chi tiết đối với việc điều chỉnh dự án chỉ cần lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Kính mong Chính phủ, Bộ Xây dựng sớm xem xét trả lời giúp đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.