Học Dự Toán Công Trình Xây Dựng

Học Dự Toán Công Trình Xây Dựng

Dự toán xây dựng công trình là gì? Nội dung dự toán xây dựng công trình (Hình từ internet)

Dự toán xây dựng công trình là gì? Nội dung dự toán xây dựng công trình (Hình từ internet)

Buổi 1: Xác định cơ sở căn cứ lập dự toán xây dựng công trình

Việc đầu tiên trước khi bạn đi lập dự toán hoặc thẩm tra dự toán xây dựng công trình cần lưu ý. Xác định 2 Yếu tố quan trọng nhất trong lập dự toán là THỜI GIAN và ĐỊA ĐIỂM thi công

Ở mỗi tỉnh thành phố khác nhau, mỗi thời điểm khác nhau sẽ có giá Vật liệu, nhân công, ca máy khác nhau

Việc lựa chọn các đơn giá, định mức áp dụng cũng sẽ khác nhau

Trong bài viết này tôi sẽ lấy ví dụ tại Quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội, thời gian ngày 13/5/2024

Cơ sở căn cứ lập dự toán ở Hà Nội bao gồm:

+ Thông tư 12/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Ban hành định mức xây dựng công trình

+ Thông tư 13/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công và bảng tính giá ca máy thiết bị

+ Thông tư 11/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

+ Bộ đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 16/1/2023. Ban hành theo Quyết định 377, 378, 380, 381/QĐ-UBND gồm phần Xây dựng, Lắp đặt, Khảo sát, Sửa chữa

+ Quyết định 973/QĐ-SXD ngày 28/12/2023 công bố đơn giá nhân công xây dựng

+ Quyết định 974/QĐ/SXD ngày 28/12/2023 bảng giá ca máy thiết bị thi công xây dựng

Tùy vào từng bản vẽ thiết kế thi công khác nhau ta thực hiện. Nhưng theo quan điểm của mình các bác cần lưu ý các đầu mục sau

1, Bóc theo tuần tự từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài tránh bỏ sót công việc

2, Lựa chọn công tác phù hợp với điều kiện thi công và biện pháp thi công

3, Lưu ý quy đổi đơn vị tính của các công tác cho phù hợp 100m3 100m2  tấn 10 tấn ……

Quan trọng nhất là ta phải xác định được giá tại chân công trình thi công

Giá Hiện Trường = Giá Thông báo + Tổng cước vận chuyển

tính cước vận chuyển vật liệu năm 2024

Giá vật liệu xây dựng được lấy theo Công bố giá vlxd trên địa bàn thành phố HÀ Nội

– Áp giá tại địa điểm thi công Quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội

– Áp giá tại thời điểm thi công hoặc gần nhất ( ở Hà Nội công bố giá vlxd mới nhất ngày 13/5/2024 )

TỔNG CƯỚC VẬN CHUYỂN = CƯỚC Ô TÔ + CƯỚC THỦ CÔNG + CƯỚC SÔNG + CƯỚC BIỂN

Cước ô tô tính theo quy định Thông tư 12/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng phụ thuộc 3 yếu tố :

+ Cự ly vận chuyển <=1km <=10km <=60km và ngoài 60km * hệ số điều chỉnh 0,95

+ Phương tiện vận chuyển ô tô tự đổ 7T 10T 12T 22T và ô tô thùng 7T 12T 22T

+ Loại đường vận chuyển từ loại đường 1,2,3,4,5,6 và hệ số loại đường là 0,57 – 0,68 – 1 – 1,35 – 1,5 – 1,8

Căn cứ theo Tính giá nhân công Thông tư 13/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng  tại Phụ lục IV trang số 34

Đơn giá nhân công xây dựng được chia thành 4 nhóm

Các tỉnh thành phố sẽ ban hành đơn giá nhân công bình quân thợ 3,5/7 hoặc kỹ sư 4/8 lái xe bậc 2/4

Ví dụ như ở Hà nội theo Quyết định 973/QĐ-SXD của Sở Xây dựng ngày 28/12/2023. Ban hành đơn giá nhân công xây dựng

Kết hợp bảng hệ số lương nhân công để tính và nội suy ra các bậc thợ nhân công

Các bạn có thể xem video Tính giá nhân công Thông tư 13/2021/TT-BXD để hiểu chi tiết hơn

Bảng giá ca máy và thiết bị thi công căn cứ tính theo hướng dẫn Thông tư 13/2021/TT-BXD của Bộ xây dựng.

Quyết định 974/QĐ-SXD công bố bảng giá ca máy thiết bị thành phố Hà Nội năm 2024

Tuy nhiên bảng giá ca máy thiết bị ban hành ngày 28/12/2023 thì giá nhiên liệu Xăng, Diesel, Điện áp tại ngày 21/12/2023.

KHi lập dự toán tại thời điểm ngày 13/5/2024 các bạn tra cứu theo công bố của Petrolimex. Lấy theo giá mới nhất ngày 9/5/2024

và giá điện theo Quyết định 2941/QĐ-BCT ngày 8/11/2023

Giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số khoản mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác của máy và được xác định theo công thức sau:

CCM = CKH + CSC + CNL + CNC + CCPK

– CKH: chi phí khấu hao (đồng/ca);

– CSC: chi phí sửa chữa (đồng/ca);

– CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng/ca);

– CNC: chi phí nhân công điều khiển (đồng/ca);

– CCPK: chi phí khác (đồng/ca).

Căn cứ theo Bảng 3.6 Thông tư 11/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Bảng xác định giá trị chi phí xây dựng ( trang số 58 thông tư 11/2021/TT-BXD )

III, Thu nhập chịu thuế tính trước

Căn cứ theo Thông tư 11/2021/TT-BXD của bộ Xây dựng và Thông tư 12/2021/TT-BXD

Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm

– Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có);

– Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

– Chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá.

Buổi 1. Tổng quan về các nghị định cần áp dụng, Ứng dụng phần mềm lập dự toán xây dựng

Buổi 2+3. Nhập liệu Tiên Lượng ( Bóc khối lượng Dự toán )

Buổi 4. Điều chỉnh giá Vật liệu + Xác định cước vận chuyển theo Thông tư 12/2021/TT-BXD

Buổi 5: Xác định giá nhân công theo thông tư 13/2021/TT-BXD

Buổi 6: Tính giá ca máy và thiết bị thi công theo Thông tư 13/2021/TT-BXD

Buổi 7: Xác Định giá Dự Toán – Dự Thầu theo thông tư 11/2021/TT-BXD

Buổi 8: Xác định Tổng mức đầu tư theo thông tư 12/2021/TT-BXD

Buổi 9: Thẩm tra + Thanh quyết toán công trình

Video hướng dẫn lập dự toán xây dựng năm 2024

Tham khảo thêm thông tin chi tiết khóa học dự toán xây dựng năm 2023 tại:

+ Email: [email protected]

Đăng kí học dự toán Trực tuyến cùng Youtube Duy Dự Toán Mr Duy 0965635638

Tổng hợp đơn giá xây dựng 63 tỉnh thành năm 2023 XEM TẠI ĐÂY

Tổng hợp đơn giá nhân công ca máy năm 2023 XEM TẠI ĐÂY

Tải file Excel Định mức thông tư 12/2021/TT-BXD TẠI ĐÂY

Học dự toán cho người mới bắt đầu năm 2023 TẠI ĐÂY

Nội dung dự toán xây dựng công trình

Nội dung dự toán xây dựng công trình được quy định tại Điều 11 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, bao gồm:

(1) Chi phí xây dựng: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình của dự án; công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi công; chi phí phá dỡ các công trình xây dựng không thuộc phạm vi của công tác phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

(2) Chi phí thiết bị: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có); chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (nếu có); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có);...

(3) Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng, được quy định chi tiết tại Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP;

(4) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng, được quy định chi tiết tại Điều 31 Nghị định 10/2021/NĐ-CP;

(5) Chi phí khác: các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, gồm: chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công;... nhưng không thuộc quy định tại (1), (2), (3), (4).

(6) Chi phí dự phòng: chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

(Theo điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP)

Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.